Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và vai trò của nó
Đối với nhiều người hiện nay chắc cũng không cảm thấy lạ lẫm với khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đặc biệt là những bạn lập trình hoặc IT. Vậy bạn đã hiểu gì về nó chưa? Cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với một chương trình, trang web và có những tác động thế nào đến quy trình quản lý thông tin của doanh nghiệp? Qua bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu trong ngành công nghiệp số hiện nay.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếng Anh là : Database Management System) có thể được hiểu là một hệ thống được thiết kế nhằm quản lí một lượng lớn dữ liệu, thông tin nhất định một cách tự động, có trật tự. Những hành động quản lý này sẽ bao gồm: thêm, xóa, sửa, lưu giữ thông tin và tìm kiếm trong một nhóm dữ liệu nhất định.
Hay có thể nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là một hệ thống tự động giúp người dùng có thể kiểm soát được các thông tin và thực hiện hàng động tạo, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu. Trong đó thì một hệ quản trị CSDL sẽ bao gồm hai phần chính đó là: Bộ xử lí truy vấn (bộ xử lí yêu cầu) và bộ quản lí dữ liệu.
Vai trò của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Trong thời buổi công nghệ phát triển nhanh như hiện nay những quy trình, công đoạn hay các hệ thống quản trị đều được mã hóa và bảo mật cẩn thận. Và có thể vận hành bởi các thiết bị, phần mềm nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Trên cơ sở đó, các hệ cơ sở quản trị dữ liệu được ra đời và đóng một vai trò quan trọng trong xử lý, kiểm soát các nguồn thông tin, dữ liệu đơn lẻ.
Cụ thể, hệ quản trị CSDL sẽ có những chức năng chính như sau:
- Cung cấp cho người dùng một môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu chuẩn. Hệ quản trị CSDL sẽ đóng vai trò cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ cụ thể giúp định nghĩa dữ liệu để mô tả, khai báo kiểu dữ liệu và các cấu trúc dữ liệu.
- Cung cấp những phương thức cập nhật và khai thác dữ liệu hiệu quả: Một hệ quản trị CSDL sẽ cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ dùng để thao tác các yêu cầu dữ liệu. Nhằm diễn tả các yêu cầu, các thao tác cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu một cách triệt để. Thao tác dữ liệu bao gồm có : Cập nhật (thêm, xóa, sửa dữ liệu) và khai thác (tìm kiếm, truy xuất dữ liệu).
- Cung cấp một công cụ kiểm soát, điều khiển những truy cập vào cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu. Những công việc bao gồm: Đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn những hành động truy cập bất hợp pháp. Duy trì tính nhất quán của dữ liệu. Tổ chức và điều khiển các hoạt động truy cập. Khôi phục cơ sở dữ liệu khi xảy ra cố liên quan đến phần cứng hay phần mềm. Quản lí chi tiết các mô tả dữ liệu.
Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay
Chính nhờ vào vai trò và những chức năng hữu ích trên cùng với hiệu suất làm việc cao nên ngày càng được phát triển. Hiện nay có rất nhiều các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã được viết ra với mong muốn cải thiện và cải thiện khả năng xử lý dữ liệu dành cho các phần mềm, ứng dụng, website… Trong đó, có thể kể đến một số hệ quản trị CSDL phổ biến nhất hiện nay như:
Mysql: MySQL luôn đứng đầu trong danh sách những hệ quản trị CSDL đượa lựa chọn. Với việc sử dụng mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới nên được nhiều chuyên gia lập trình web rất ưa chuộng trong quá trình phát triển web và xây dựng ứng dụng. Với tốc độ nhanh và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho những ứng dụng có yêu cầu truy cập cơ sở dữ liệu trên internet.
Oracle: Oracle xuất phát từ tên của một hãng phần mềm và cũng là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến trên thế giới. Phần mềm lần đầu được giới thiệu cách đây đã hơn 50 năm và tới hiện tại ngoài sản phẩm Oracle Database Server, Oracle còn cung cấp thêm nhiều những sản phẩm khác.
SQlite: SQLite là hệ thống cơ sở dữ liệu có quan hệ nhỏ gọn, hoàn chỉnh, có thể cài đặt bên trong các trình ứng dụng nhỏ khác. SQLite được viết bằng ngôn ngữ lập trình C và sử dụng phổ biến trong các ứng dụng của Android.
MongoDB: Đây là một mã nguồn mở và cũng là một tập tài liệu dùng cơ chế NoSQL để truy vấn, nó được viết bởi ngôn ngữ C++.
PostgreSql: PostgreSQL là một hệ quản trị CSDL có khả năng hỗ trợ rất tốt trong việc lưu trữ dữ liệu không gian. PostgreSQL kết hợp với module Postgis cho phép người dùng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian một cách hiệu quả được dùng trong các ứng dụng về bản đồ.
Redis: Đây cũng là một trong số những hệ quản trị cơ sở dữ liệu được phát triển theo phong cách NoSQL. Redis là hệ thống lưu trữ các key-value với nhiều tính năng hữu ích và được sử dụng một cách rộng rãi. Hệ QTCSDL này nổi bật bởi khả năng hỗ trợ nhiều cấu trúc dữ liệu cơ bản đồng thời cho phép scripting bằng ngôn ngữ lua.
Recent Comments